Năm 1965, Phòng sạch đầu tiên được phát minh ra bởi một nhà vật lý người mỹ tên là Willis Whitfield tại phòng thí nghiệm quốc gia Sandia. Và ngày nay phòng sạch được ứng dụng trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau trong cuộc sống như điện tử, dược phẩm, thực phẩm, y tế, phòng thí nghiệm,… Vậy trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu phòng sạch là gì? Tại sao phòng sạch được ứng dụng nhiều trong đời sống nhé!
Mục lục
Phòng sạch là gì?
Phòng sạch đã ra đời một khoảng thời gian tuy nhiên tại Việt Nam đây là một thuật ngữ khá mới mà không có quá nhiều người biết đến.
Phòng sạch tên tiếng anh là Cleanroom và tên tiếng Trung của nó là jìng huà. Đây là một phòng hoặc một khu vực được kiểm soát các yếu tố: lượng và kích thước hạt bụi, áp suất, nhiệt độ, nhiễm chéo, độ ẩm…để tạo ra một môi trường không khí sạch. Khi các yếu tố được kiểm soát, môi trường phòng sạch sẽ hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn, nhiễm chéo, đặc biệt bụi sẽ được lọc ở nồng độ và kích thước theo đúng thông số yêu cầu.
Quá trình hình thành và phát triển
Ứng dụng đầu tiên của phòng sạch là trong lĩnh vực y tế, các công trình ban đầu được nghiên cứu và phát triển bởi Pasteur, Koch, Lister và các nhà sinh học tiên phong khác đã chỉ ra rằng: sự nhiễm khuẩn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, mà một trong những nguyên nhân chính của sự nhiễm khuẩn là sự mất vệ sinh trong môi trường.
Vào những năm 1860, lần đầu tiên Joseph Lister – một giáo sư ở Đại Học Tổng Hợp Glasgow đã phát triển một hệ thống phòng khép kín nhằm hạn chế các loại bụi bẩn, chống sự nhiễm khuẩn ở Viện xá Hoàng Gia Glasgow – Royal Infirmary, là một Viện xá được thành lập bởi trường Đại Học Glasgow, hiện nay đổi tên thành Glasgow Western Infirmary. Đây được xem như là phòng sạch đầu tiên trên thế giới, tuy nó còn đơn giản và sử dụng các thiết bị thô sơ nhưng đã đánh dấu cho bước đầu của ngành công nghiệp sử dụng phòng sạch.
Tuy nhiên phòng sạch hiện đại thực sự được phát minh vào giữa thế kỉ 19 bởi nhà vật lý người Mỹ Willis Whitfield. Là nhân viên của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia , Whitfield đã lập các kế hoạch ban đầu cho phòng sạch vào năm 1960. Trước phát minh của Whitfield, các phòng sạch trước đây thường gặp vấn đề với các hạt và luồng không khí không thể đoán trước . Whitfield đã thiết kế phòng sạch của mình với luồng không khí được lọc liên tục để loại bỏ tạp chất. Trong vòng vài năm kể từ khi được phát minh vào những năm 1960, phòng sạch hiện đại của Whitfield đã tạo ra doanh thu hơn 50 tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới (khoảng 430 tỷ đô la ngày nay).
Tổng quan kiến thức phòng sạch mà bạn cần biết
Phòng sạch là một ngành mới nhưng lại được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hiện nay. Để có thể ứng dụng được phòng sạch thì chúng ta cần phải biết được những kiến thức cơ bản nhất về phòng sach:
Phân loại phòng sạch
Đây là một phần kiến thức rất quan trọng khi chuẩn bị thiết kế và xây dựng công trình sạch. Bạn cần biết công trình mình chuẩn bị xây dựng ứng dụng cho ngành nào và ngành đó thì cần cấp độ sạch bao nhiêu theo tiêu chuẩn. Ví dụ như nếu bạn đang muốn xây một nhà máy điện tử thì bạn cần phải biết nó phải đạt cấp độ sạch nào. Từ đó mới áp vào các tiêu chuẩn phù hợp với cấp độ sạch đó và mọi quá trình về sau cũng đều phụ thuộc vào nó.
Xem thêm: Các tiêu chí phân loại phòng sạch
Tiêu chuẩn phòng sạch
Trong bất kì lĩnh vực gì hay ngành công nghiệp nào cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn mà ngành đó đặt ra. Và khi ứng dụng phòng sạch chúng ta cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn như vậy. Chúng ta phải hiểu bản chất của nó như thế nào, nó cần đảm bảo những điều kiện gì, thông số ra sao. Phòng sạch nào thì cần tiêu chuẩn nào để phù hợp và để được các đơn vị thẩm quyền cấp giấy cho công trình của bạn thì bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Thiết kế và thi công phòng sạch
Thiết kế giống như là lập kế hoạch và hoạch định trước cho công trình của bạn. Cũng tùy vào ứng dụng và cấp độ sạch mà làm ra bản thiết kế phù hợp nhất. Từ đó bạn có thể biết được công trình của mình cần những yếu tố gì để có thể hoàn thiện và quy trình làm việc sẽ như thế nào.
Thi công là một công đoạn dài và trực tiếp, ngoài kiến thức về thi công thông thường, đội ngũ thi công xây dựng còn cần phải có cả kiến thức về thi công phòng sạch nữa. Công trình của bạn sẽ đạt được đến đâu là phụ thuộc vào quá trình thi công. Các đơn vị thi công thì chắc chắn phải hiểu được cách thi công như thế nào. Còn đối với chủ đầu tư cũng cần phải giám sát quá trình đó nên mặc dù không biết chi tiết thì cũng cần phải hiểu tổng quát các kiến thức thi công phòng sạch.
Ebook – Phòng sạch dược phẩm
Tiêu chuẩn phòng sạch
Các yếu tố cơ bản
Khi nói đến tiêu chuẩn chúng ta cần phải nói đến các yếu tố cơ bản cần phải có đối với một phòng sạch. Đó là: Nhiệt độ, Độ ẩm, Áp suất, Độ sạch và Nhiễm chéo
Nhiệt độ, độ ẩm là các yếu tố cần đảm bảo để khiến cho nhân viên làm việc bên trong phòng có sự thoải mái. Hơn nữa có những ứng dụng yêu cầu 2 yếu tố này cần phải phù hợp, ví dụ như phòng nghiên cứu vi sinh chẳng hạn, nếu nhiệt độ hay độ ẩm không tối ưu có thể sẽ khiến cho vi sinh vật phát triển không chuẩn.
Áp suất, độ sạch và nhiễm chéo có sự liên quan đến nhau vì áp suất là yếu tố giúp tạo ra và duy trì độ sạch và kiểm soát nhiễm chéo cũng giúp duy trì độ sạch. Phòng sạch cần có độ chênh áp so với môi trường bên ngoài nó để tránh không khí bên ngoài tràn vào gây nhiễm bẩn, cũng như không khí bên trong tràn ra bên ngoài (phòng áp lực âm). Nhiễm chéo là yếu tố luôn được quan tâm khi duy trì độ sạch, kiểm soát nhiễm chéo tốt là việc giảm thấp nhất các khả năng không khí bên ngoài tràn vào phòng hay là không khí bên trong tràn ra môi trường bên ngoài. Những yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiết kế hệ thống HVAC.
Trạng thái phòng sạch
Tiêu chuẩn phòng sạch cũng phụ thuộc vào từng trạng thái của nó. Có 3 trạng thái mà chúng ta cần biết là:
- Trạng thái thiết lập: Phòng đã xây dựng nhưng chưa có thiết bị gì cả
- Trạng thái nghỉ: Đã lắp đặt các thiết bị và hoàn thiện nhưng chưa có nhân viên vận hành
- Trạng thái hoạt động: Đã đi vào hoạt động có nhân viên vận hành và tạo ra thành phẩm.
Cấp độ sạch cũng phụ thuộc vào từng trạng thái, do đó chúng ta cần tìm hiểu xem nó ảnh hưởng thế nào để điều chỉnh cho phù hợp.
Một số tiêu chuẩn phòng sạch phổ biến
Có 3 tiêu chuẩn liên quan đến phòng sạch chúng ta cần biết đó là Tiêu chuẩn Liên bang Hoa Kỳ FED STD 209E, Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 14644-1 và Tiêu chuẩn GMP (GMP EU, GMP WHO, cGMP).
FED STD 209E ra đời năm 1992 sau nhiều lần chỉnh sửa và hoàn thiện từ bản 209 (năm 1963). Tiêu chuẩn ISO 14644-1 ra đời năm 1999 bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn quy định bởi GMP, bắt buộc áp dụng cho các nhà máy sản xuất dược phẩm.
Các tiêu chuẩn này sẽ phân chia cấp phòng ra nhiều cấp độ để phù hợp với từng ứng dụng. Từ đó chúng ta thiết kế và xây dựng cũng như quản lý dựa trên các tiêu chuẩn này.
Nguyên lí hoạt động cơ bản của phòng sạch
Phòng sạch duy trì không khí không có hạt thông qua việc sử dụng bộ lọc HEPA hoặc ULPA, sử dụng các nguyên tắc dòng khí hỗn loạn hoặc nhiều tầng. Hệ thống luồng không khí dạng laminar một chiều hoặc dòng chảy tầng theo phương thẳng đứng ( hoặc phương ngang) theo cùng một chiều không đổi hướng tới các bộ lọc đặt trên tường gần sàn phòng sạch hoặc qua các tấm sàn đục lỗ nhô cao để được tuần hoàn lại. Hệ thống luồng khí laminar thường được sử dụng 80% trên trần phòng sạch để duy trì quá trình xử lý không khí liên tục.
Ngoài bộ lọc không khí, phòng sạch còn có thể sử dụng đèn tia cực tím để khử trùng không khí. Thiết bị đèn UV có thể được lắp trên trần và chiếu xạ không khí, tiêu diệt các hạt có khả năng lây nhiễm, bao gồm 99,99% chất gây ô nhiễm vi khuẩn và nấm trong không khí. Đèn UV trước đây đã được sử dụng để làm sạch các chất bẩn trên bề mặt trong môi trường vô trùng như phòng mổ bệnh viện. . Ưu điểm của khử nhiễm bằng tia UV bao gồm giảm sự phụ thuộc vào hóa chất khử trùng và kéo dài tuổi thọ bộ lọc HVAC.
Những yếu tố cần quan tâm khi hoạt động phòng sạch
Số lần trao đổi gió: Số lần trao đổi gió càng cao thì phòng càng sạch, nó cũng là một yếu tố giúp phân chia cấp độ sạch
Tỷ lệ bao phủ trần của lọc: Tỷ lệ bao phủ trần càng lớn thì càng có nhiều bộ lọc từ đó độ sạch càng cao.
Vận tốc luồng không khí: Luồng không khí có vận tốc càng cao thì độ sạch của phòng càng cao
Kiểu luồng khí: Có 2 kiểu luồng khí là Dòng chảy tầng (Laminar Flow – Dòng chảy thẳng đứng hoặc ngang, luôn chảy theo một hướng), Dòng chảy rối (Non – Laminar Air Flow – Dòng chảy vô hướng)
Thiết kế luồng khí: Có hai kiểu là Kiểu đơn hướng (thường được sử dụng trong môi trường kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm) và Kiểu tuần hoàn (thường được sử dụng cho các phòng sạch có yêu cầu về nhiệt độ hoặc độ ẩm và để cách ly môi trường để kiểm soát quá trình tốt hơn)
Phân loại phòng sạch
Phân loại phòng sạch sẽ dựa vào 3 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn FED STD 209E, tiêu chuẩn ISO 14644 và tiêu chuẩn GMP
Tiêu chuẩn FED STD 209E
Tiêu chuẩn STD 209E phân loại cấp độ sạch theo số lượng các hạt trên mỗi foot khối (ft3) không khí. Chúng ta có thể theo dõi ở bảng sau.
Tiêu chuẩn này chia phòng sạch thành các cấp: Class 1, Class 10, Class 100, Class 1.000, Class 10.000, Class 100.000. Với Class 1 là phòng “sạch nhất” và Clas 100.000 là “bẩn nhất”
Theo tiêu chuẩn ISO 14644
Theo tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (International Standards Organization – ISO) đã quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được phát hành năm 1999 có tên “Phân loại độ sạch không khí” (Classification of Air Cleanliness). Dưới đây là bảng phân loại theo tiêu chuẩn ISO 14644
Theo tiêu chuẩn GMP
Tiêu chuẩn GMP chia phòng sạch thành 4 cấp độ là A, B, C, D. Bảng dưới đây là tương đương các tiêu chuẩn khi phòng ở trạng thái nghỉ:
Ứng dụng của phòng sạch
Các ngành ứng dụng
Hiện nay đang có khá nhiều ngành và lĩnh vực ứng dụng phòng sạch có thể kể đến như: Dược phẩm, Thực phẩm, Sản xuất điện tử, Chất bán dẫn, Thiết bị y tế, Vi sinh học, Thí nghiệm, Bệnh viện, Công nghệ nano, …
Phòng sạch có thể coi là một ngành cốt lõi cho mọi ngành, do đó nó sẽ ngày càng được ứng dụng trong đời sống hiện đại.
Phòng sạch mang lại lợi ích gì
- Mang đến một môi trường trong sạch, an toàn.
- Giúp tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của các cấp chính quyền cũng như tổ chức đối với việc sản xuất các sản phẩm.
- Tạo ra môi trường để sản xuất những sản phẩm đặc biệt.
- Giúp giảm thiểu tối đa những nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc với môi trường độc hại.
- Đảm bảo an toàn cho con người và đồ vật trong quá trình sản xuất
- Tạo nguồn không khí tự nhiên (không phải nhân tạo giống điều hòa) giúp con người ở trong phòng được thoải mái, dễ chịu.
- Đảm bảo không khí an toàn cho phòng mổ, hồi sức, phòng chăm sóc bệnh nhân đặc biệt…
- Đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối và an toàn cho các không gian trong gia đình như phòng ngủ, phòng làm việc…
Những thiết bị giúp đảm bảo độ sạch
Các thiết bị cần trong phòng sạch bao gồm:
- FFU: Thiết bị lọc không khí tự cấp nguồn
- AHU: Thiết bị xử lý không khí trung tâm
- Hepa Box: Cửa cấp khí xuống phòng sạch
- Air Shower: Buồng thổi khí, giúp thổi sạch bụi bẩn từ con người và đồ vật trước khi vào phòng.
- Pass Box: Hộp chuyển đồ, giúp giảm nhiễm chéo.
- Air Lock: Phòng chốt gió, giúp giảm nhiễm chéo.
- Clean Bench: Bàn sạch, bàn thao tác và làm việc.
- Air Filter: Các bộ lọc không khí, đây là thành phần không thể thiếu cho phòng sạch.
- Laminar Air Flow Unit: Máy tạo dòng chảy tầng, thường sử dụng cho các cấp độ sạch cao.
Ngoài ra tùy vào ứng dụng và cấp độ sạch còn có thêm một số thiết bị như:
- Dispensing Booth: Buồng cân nguyên liệu
- Laminar Air Flow Hood
- Laminar Air Flow Trolley
- BIBO: Bag In Bag Out
- Buồng khử khuẩn.
An toàn trong phòng sạch
Trong phòng sạch, ngoài việc độ sạch không khí được khống chế, còn các yếu tố khác là độ ẩm phải điều khiển ở mức độ đủ thấp, áp suất, nhiệt độ,… được duy trì ở mức thích hợp, đảm bảo vô trùng. Vì thế, điều đầu tiên mà mỗi người làm việc trong phòng sạch đều phải tuân thủ đó là các quy tắc an toàn lao động. Ở các nước phát triển, mỗi người trước khi vào làm trong phòng sạch đều được đào tạo một cách cẩn thận và phải ghi nhớ toàn bộ quy tắc làm việc trong phòng sạch:
- Thoát ra khỏi phòng sạch như thế nào khi có các tai nạn đột xuất ( cháy, nổ, chập điện,…); các xử lý cần thiết cho các tai nạn này.
- Làm thế nào để giảm thiểu các tai nạn và bảo đảm an toàn lao động bằng các quy tắc sử dụng cũng như làm việc trong phòng một cách khoa học và chính xác.
- Các quy tắc để không làm nhiễm bẩn phòng: không sử dụng các vật dụng có thể dễ bắt bụi như áo len, mỹ, găng tay ấm, áo khoác,…
- Sử dụng, di chuyển và bỏ các hóa chất, các vật dụng thí nghiệm đúng quy tắc
- Sử dụng các thiết bị trong phòng đúng quy trình.
Kiến thức rất hay! Cảm ơn ad